Các ngôn ngữ

Trang này được tạo ra sử dụng dữ liệu Wikimapia. Wikimapia là một dự án bản đồ mở được đóng góp bởi những người tình nguyện khắp thế giới. Nó chứa đựng những thông tin về 32480048 địa điểm và liên tục được cập nhật. Tìm hiểu thêm về Wikimapia và hướng dẫn về thành phố.

Thành Phố Ninh Bình

Thành phố Ninh Bình- Tỉnh lỵ tỉnh Ninh Bình
Diện tích 48,3 km²
Dân số 130.517 người (2005)

Thành phố Ninh Bình có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Vân Giang, Thanh Bình, Phúc Thành, Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, Bích Đào, Nam Thành, Ninh Phong, Ninh Khánh, Ninh Sơn và các xã: Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc.

Tỉnh Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhiều danh lam,thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như:

* Cố đô Hoa Lư là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện còn nhiều di tích cung điện, đền, chùa, lăng mộ... liên quan đến các triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý.
* Chùa Bái Đính là một quần thể gồm khu chùa cổ và khu chùa mới với quy mô là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.
* Khu du lịch sinh thái Tràng An với hệ thống các hang động, thung nước, rừng cây và các di tích lịch sử gắn với kinh thành xưa của Cố đô Hoa Lư. Nơi đây đang được các nhà khoa học lập hồ sơ đề cử Unesco công nhận là di sản thế giới.
* Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã được tặng chữ: "Nam thiên đệ nhị động" hay "vịnh Hạ Long cạn" với các điểm du lịch như: Tam Cốc, đền Thái Vi, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc v.v.
* Vườn quốc gia Cúc Phương với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây chò ngàn năm tuổi, có động Người Xưa.
* Nhà thờ Phát Diệm là công trình kiến trúc tôn giáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương đông và phương tây. Là một công trình kiến trúc đá độc đáo.
* Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Tại đây có suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, Kẽm Trống và nhiều núi hang đẹp khác.
* Vùng ven biển Kim Sơn được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng, là một khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam.
* Ngoài ra còn có: động Mã Tiên, núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, sông Hoàng Long, hồ Kỳ Lân, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, Phòng tuyến Tam Điệp, hồ Đồng Thái, sân golf Yên Thắng 54 lỗ hiện đại và lớn nhất Việt Nam...
............

Bình luận gần đây

  • Đền Sặt, tiến (khách) đã viết 4 năm trước:
    không có thông tin chi tiết cho người đọc
  • HANA CAFÉ, hananinhbinh đã viết 6 năm trước:
    Hana tuyệt vời
  • Núi Ngọc Mỹ Nhân, Trương Bá Ngọc (khách) đã viết 7 năm trước:
    Lâm Viên núi Ngọc Mỹ Nhân đang được xây dựng thành điểm du lịch của thành phố Ninh Bình
  • Đền Vân Thị, kien1980v đã viết 9 năm trước:
    Ở Ninh Bình hiện còn 2 di tích thờ bà Phạm Thị Trân là Phủ Chợ ở xã Trường Yên, thuộc di tích cố đô Hoa Lư thờ vị quan phụ trách ca hát Ngũ Lầu Đại Vương và bà Phạm Thị Trân. Di tích chính thờ bà Phạm Thị Trân là đền Vân Thị nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình. Đền Vân Thị được xây dựng trên diện tích 350 m2, tương truyền có từ triều đại nhà Lý, trải qua thời gian đã bị xuống cấp. Từ năm 1992 đến năm 1996 đền được trùng tu tôn tạo lại. Ngày 21 tháng 12 năm 2012 đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.[5] Trong đền thờ, Tượng bà Phạm Thị Trân được đặt chính giữa, ngoài ra còn có bài vị thờ các nhân vật lịch sử thời Đinh khác cũng liên quan đến các lĩnh vực nghệ thuật sân khấu. Để tưởng nhớ những đóng góp của bà Phạm Thị Trân cho nghệ thuật hát chèo, những người hoạt động trong ngành sân khấu Chèo Việt Nam và các chiếu Chèo, làng Chèo cổ đều tổ chức: "Lễ giỗ Bà tổ của nghề hát chèo" hàng năm vào ngày 12 tháng 08 âm lịch. Từ năm 2011, Nhà nước Việt Nam đã lấy ngày 12 tháng 8 (âm lịch) hằng năm là “Ngày Sân khấu Việt Nam”.[6]. Hàng năm cũng vào dịp này, tại di tích đền Vân Thị, người dân Ninh Bình cùng với các nghệ sỹ nhà hát Chèo Ninh Bình lại tổ chức lễ hội tôn vinh bà tổ sân khấu chèo theo nghi thức truyền thống.
  • Đền Vân Thị, kien1980v đã viết 9 năm trước:
    Bà Phạm Thị Trân (926-976) (hiệu là Huyền Nữ, tức người nữ huyền diệu), là một nữ nghệ sĩ thời nhà Đinh của Việt Nam, bà được người Việt tôn là bà tổ của nghệ thuật hát chèo, đồng thời cũng là vị tổ nghề đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam.[1] Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên được phong làm quan trong thời đại phong kiến ở Việt Nam.[2][3][4] Với những đóng góp đặc biệt trong lịch sử dân tộc, Bà Phạm Thị Trân được đưa vào danh sách những phụ nữ Việt Nam huyền thoại được thế giới tuyển chọn là “Những hình tượng phụ nữ nổi tiếng nhất của nhân loại từ thời tiền sử đến nay”. Sự nghiệp của bà được phát triển và biết đến kể từ khi được một viên quan tiến cử vào kinh đô Hoa Lư để tham gia múa hát, truyền dạy cho cung nữ và binh lính của triều đình. Theo Hý phường phả lục của Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441-1496), Khoảng niên hiệu Thái Bình (970-979), khi biết tin vua Đinh Tiên Hoàng ban chiếu lệnh tìm người giỏi ca múa, viên quan trấn giữ địa phương Hồng Châu đã tiến cử Phạm Thị Trân với triều đình Hoa Lư. Bà được vua Đinh phong chức Ưu bà, chuyên dạy múa hát trong quân ngũ[2]: Cách rước trống chèo thời nhà Đinh của bà Phạm Thị Trân có sức cổ vũ lớn đối với tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Nghệ thuật hát chèo bắt đầu hình thành từ thời đó. Cũng vì lẽ đó, cả vùng quê rộng lớn phía Bắc Việt Nam rất phát triển về hát chèo. Đặc biệt, cùng với việc kết hợp chủ trương của vua Đinh, bà Phạm Thị Trân đã sáng tạo ra phép đánh trống rất hào hùng, mạnh mẽ vừa dùng khi biểu diễn, vừa dùng trong chiến trận mà đến nay vẫn còn lưu truyền. Khi bà mất, nhân dân đã tôn bà là Bà tổ hát chèo. Trong các nhà thờ, chùa của các làng bài vị thờ bà thường đặt chính giữa. Tại Ninh Bình, Bà Phạm Thị Trân được thờ ở 2 di tích là Phủ Chợ thuộc Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư và đền Vân Thị bên cạnh nhà hát Chèo Ninh Bình.
Các bình luận khác...
Thành Phố Ninh Bình trên bản đồ

Hình ảnh gần đây

Các ảnh khác...